Bất kì ai có hoạt động tình dục và có hành vi quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ bị mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). AHF muốn chấm dứt những thông tin sai lệch, sự kỳ thị và nhầm lẫn xoay quanh các bệnh STI.
Tại các phòng khám Wellness Center của AHF, chúng tôi cung cấp các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị một số bệnh STI miễn phí. Chúng tôi cũng cung cấp những thông tin chính thống về các bệnh STI, an toàn tình dục, và giới thiệu/chuyển gửi khách hàng đến các phòng khám chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị theo nhu cầu.
Khách hàng không cần đặt lịch hẹn trước khi đến phòng khám Wellness Center.
Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm một cách nhanh chóng, miễn phí, bảo mật, chính xác, thuận tiện và không cần đặt lịch hẹn trước.
Chúng tôi cung cấp các xét nghiệm bằng test nhanh hầu hết các bệnh STI và có thể trả kết quả trong ngày. Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm cụ thể, bạn có thể nhận được kết quả trong vòng 30 phút.
Một số bệnh STI có thể không có sẵn xét nghiệm bằng test nhanh. Khi đó, các bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của khách hàng. Khách hàng sẽ được điều trị các triệu chứng đang mắc phải, và chúng tôi sẽ lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích trong phòng xét nghiệm. Những kết quả xét nghiệm này sẽ giúp xác định phác đồ, liệu trình điều trị tốt nhất và tiên lượng về việc theo dõi hay cần tái khám trong tương lai hay không.
Những người được chẩn đoán mắc bệnh STI nên thông báo tình trạng bệnh của bản thân cho bạn tình và khuyên họ đi xét nghiệm sớm. Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình tiết lộ thông tin cho bạn tình và liên hệ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn để quá trình này giảm bớt căng thẳng.
Hạn chế quan hệ tình dục không an toàn là cách hiệu quả nhất để tránh bị nhiễm STI.
Bao cao su có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa các bệnh STI như HIV, Chlamydia, bệnh lậu, giang mai, và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Bao cao su cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi-rút HPV (vi-rút gây u nhú và ung thư cổ tử cung ở người). Tuy nhiên, bao cao su không thể ngăn ngừa lây nhiễm vi-rút HPV ở các vị trí không được bao cao su che phủ ở bộ phận sinh dục hoặc miệng, gây ra tình trạng xuất hiện mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. Có thể làm giảm khả năng lây truyền bằng cách đeo bao cao su phải che phủ tối đa bộ phận sinh dục và tránh tiếp xúc với dịch sinh dục của bạn tình bị nhiễm HPV. Trên thị trường hiện đã có các loại vắc-xin cho cả nam và nữ để ngăn ngừa các chủng HPV có nguy cơ cao gây sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, âm đạo, vòm họng, dương vật, hậu môn, …
Ngoài việc sử dụng bao cao su, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh STI bằng cách hạn chế số lượng bạn tình, chia sẻ cởi mở và trung thực về tình trạng STI và lịch sử tình dục của mỗi người, và thường xuyên xét nghiệm sàng lọc các bệnh STI.
Mặc dù có nhiều bệnh STI khá phổ biến và các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ hoặc chưa xuất hiện, nhưng việc không điều trị các bệnh STI có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Bệnh do nhiễm Chlamydia và bệnh lậu có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, hoặc bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ, ảnh hưởng đến tử cung và ống dẫn trứng. Cả hai căn bệnh này đều gây đau đớn và có thể dẫn đến vô sinh. Bệnh lậu cũng có thể gây viêm loét họng hoặc trực tràng. Bệnh giang mai, lậu và Chlamydia có thể lây truyền từ mẹ sang con gây ra những hậu quả nặng nề trong thời kỳ mang thai gồm sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai chậm phát triển. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh thường, gây tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng suốt đời cho trẻ như viêm não, viêm giác mạc/mù bẩm sinh, tổn thương xương khớp,… Mắc các bệnh STI làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV lên gấp 3 lần hoặc hơn.
Các bệnh lậu, Chlamydia và giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh. Hãy xét nghiệm sàng lọc các bệnh STI định kỳ (3-6 tháng/lần tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của bản thân) sẽ giúp bạn được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để lại những di chứng về sức khỏe sau này.
Hãy sàng lọc các bệnh STI định kỳ 3-6 tháng một lần và khuyến khích bạn tình của bạn cùng đi xét nghiệm.
Lý do bạn nên quan tâm đến việc xét nghiệm các bệnh STI:
Chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn ở cả nam và nữ, và truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường.
Nếu quan hệ tình dục không an toàn, Chlamydia có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường niệu đạo, âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Bệnh này có thể lây truyền cả khi bạn tình của bạn không xuất tinh hoặc khi dùng chung đồ chơi tình dục. Những người nhiễm Chlamydia có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2020, thế giới có khoảng 128,5 triệu người mắc bệnh Chlamydia.
Chlamydia trachomatis có 3 biến thể sinh học khác nhau, mỗi biến thể bao gồm nhiều kiểu gen, gây nên nhiễm khuẩn đường sinh dục – tiết niệu, bệnh hột xoài (lymphogranuloma venereum – LGV) và bệnh đau mắt hột.
Người mắc Chlamydia có thể vô tình lây truyền bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Phụ nữ thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng trong quá trình nhiễm Chlamydia.
70% ở nữ và 50% ở nam giới nhiễm Chlamydia sinh dục – tiết niệu không có biểu hiện lâm sàng.
Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu?
Nhiễm Chlamydia sinh dục – tiết niệu nếu không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng như viêm phụ khoa ở nữ giới, viêm mào tinh hoàn ở nam giới và vô sinh ở cả hai giới. Nhiễm Chlamydia ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến sinh non và/hoặc trẻ sinh ra thiếu cân. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm Chlamydia từ mẹ trong quá trình chuyển dạ dẫn đến viêm kết mạc, viêm mũi họng, viêm phổi. Nguy cơ biến chứng tăng lên khi tái nhiễm nhiều lần.
Người nhiễm Chlamydia có tự khỏi được không?
Không! Bệnh Chlamydia không thể tự khỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân. Đồng thời, Chlamydia sẽ lây nhiễm cho bạn tình/trẻ sơ sinh, khiến họ có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng. Chlamydia có thể được điều trị khỏi hoàn toàn! Để điều trị Chlamydia, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh, giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau này.
Bệnh Chlamydia không được điều trị có sao không?
Bệnh Chlamydia nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: viêm vùng chậu, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, mang thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh ở cả nam và nữ,…
Các triệu chứng phổ biến:
Đa số người nhiễm bệnh Chlamydia giai đoạn đầu đều không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt. Ngay cả khi xuất hiện, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường rất nhẹ nên dễ bỏ qua. Khi triệu chứng dần hiện rõ, tức là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Đó là lý do tại sao việc xét nghiệm định kì là rất quan trọng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Một số phương thức phổ biến làm lây truyền Chlamydia:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm Chlamydia:
Một số biến chứng thường gặp:
Nên làm gì khi phát hiện nhiễm Chlamydia?
Cần phân biệt nhiễm Chlamydia với các bệnh lây truyền qua đường sinh dục khác như: lậu, nấm Candida,… bởi các bệnh này có một số triệu chứng khá giống nhau, rất khó để chẩn đoán chính xác. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.
Một số biến chứng thường gặp:
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn ở dương vật, niệu đạo, hậu môn, cổ họng, cổ tử cung hoặc âm đạo. Bệnh này gây nhiễm trùng ở các vị trí trên cơ thể giống như Chlamydia và có thể không xuất hiện triệu chứng. Bệnh lậu xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, thường gặp nhất là ở những người trẻ từ 15-24 tuổi. Người bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng rầm rộ hoặc có thể không có triệu chứng gì đặc biệt, nhất là ở phụ nữ.
Bệnh lậu lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn qua hậu môn-trực tràng, miệng hoặc âm đạo, niệu đạo. Bệnh lậu có thể lây qua dịch tiết sinh dục, do đó quan hệ tình dục bằng miệng mà không sử dụng bao cao su cũng có thể bị lây ngay cả khi không xuất tinh bên trong miệng.
Tình trạng kháng kháng sinh ở bệnh lậu đang dần trở nên phổ biến. Ở hầu hết các quốc gia đều đã ghi nhận các ca bệnh lậu kháng thuốc với phác đồ kháng sinh đường uống. Tuy nhiên phác đồ điều trị bằng kháng sinh đường tiêm vẫn có hiệu quả cao. Vì vậy, bệnh này vẫn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn
Người mắc bệnh lậu có tự khỏi được không?
Không! Bệnh lậu không thể tự khỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân. Đồng thời, vi khuẩn lậu có thể lây nhiễm sang cho bạn tình/trẻ sơ sinh, khiến họ có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh lậu có thể được điều trị khỏi hoàn toàn! Để điều trị bệnh lậu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh, giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau này.
Bệnh lậu không được điều trị có sao không?
Bệnh lậu nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: viêm vùng chậu, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, mang thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh ở cả nam và nữ,…
Các triệu chứng phổ biến:
Bệnh lậu xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, lâm sàng có thể gây bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Người bệnh có thể có triệu chứng rầm rộ hoặc có thể không có triệu chứng gì đặc biệt. Giai đoạn ủ bệnh trung bình từ 3-5 ngày ở nam giới, và từ 5-7 ngày ở nữ giới. Trong giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác. Các triệu chứng điển hình có thể bao gồm:
Các biến chứng thường gặp khi mắc bệnh lậu:
Một số phương thức phổ biến làm lây truyền bệnh lậu:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh lậu:
Nên làm gì khi phát hiện mắc bệnh lậu:
Cần phân biệt nhiễm bệnh lậu với các bệnh lây truyền qua đường sinh dục khác như: Chlamydia, nấm Candida,… bởi các bệnh này có một số triệu chứng khá giống nhau, rất khó để chẩn đoán chính xác. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh lậu điều trị bao lâu thì khỏi?
Làm gì để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lậu?
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, có thể gây tổn thương ở da, niêm mạc. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây tổn thương các tổ chức và cơ quan khác của cơ thể như cơ, xương, khớp, tim mạch, mắt và thần kinh.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 7,1 triệu trường hợp giang mai mới mắc. Số ca mắc mới ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, chiếm 1,1 triệu ca.
Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) xâm nhập vào cơ thể người lành khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng (đồ chơi tình dục) bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc lây qua các vết xước trên da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ mang thai. Giang mai hiếm khi lây truyền qua hôn. Vì các tổn thương do bệnh giang mai thường không gây đau nên chúng có thể dễ dàng bị bỏ qua. Do kháng thể kháng giang mai không tồn lại lâu trong máu nên một người đã từng mắc bệnh giang mai vẫn có thể bị nhiễm lại. Ngay cả sau khi điều trị thành công thì vẫn có thể mắc lại.
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn có thể gây ra các vết loét/trợt nông hình tròn hoặc bầu dục, không có gờ nổi cao, kích thước 0,5 – 2 cm (săng giang mai), thường mất đi trong vòng một tuần ngay cả khi không điều trị. Trên da cũng có thể xuất hiện các nốt/đám phát ban màu hồng đào quanh thân mình (đào ban) sau 6-8 tuần kể từ khi có săng. Khi các vết săng ban đầu biến mất, nhiễm trùng có thể chuyển sang giai đoạn thứ hai. Các triệu chứng trong giai đoạn này có thể giống với phản ứng dị ứng hoặc nhiễm virus, khiến việc chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng khó khăn hơn. Sau các giai đoạn có triệu chứng, bệnh giang mai có thể chuyển sang giai đoạn "tiềm ẩn" (không có triệu chứng rõ ràng) và có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong nhiều năm, bao gồm tổn thương nội tạng và tử vong nếu không được điều trị.
Các giai đoạn của bệnh giang mai:
Các triệu chứng phổ biến:
Điều trị bệnh giang mai:
Penicillin là kháng sinh đầu tay và đáp ứng tốt nhất để điều trị bệnh giang mai. Đây là phương pháp điều trị an toàn, đơn giản, chi phí thấp và hiệu quả. Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể chữa khỏi hẳn bệnh giang mai không?
Có. Bệnh giang mai có thể chữa khỏi hẳn bằng thuốc kháng sinh. Bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị theo phác đồ thích hợp. Bạn cũng cần tái khám để làm các xét nghiệm theo dõi sau điều trị khoảng 3-6 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.
Mắc bệnh giang mai có làm tăng nguy cơ nhiễm HIV không?
Có vết loét/săng trên da do STI như giang mai có thể khiến virus HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn hơn. Ngoài ra, tình trạng viêm khi cơ thể nhiễm STI/giang mai làm tăng sự hiện diện của tế bào Lympho T-CD4 ở các vị trí viêm nhiễm, khiến cho virus HIV dễ dàng lây lan nhanh hơn. Điều trị STIs/giang mai sớm sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các tiếp xúc thông thường có làm lây truyền giang mai không?
Bạn không có nguy cơ bị lây bệnh bệnh giang mai thông qua các tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như:
Làm gì để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai?
Phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai cần làm gì để giảm nguy cơ lây bệnh cho con?
Nếu đã từng điều trị giang mai rồi thì có thể bị lại không?
HPV, hay Human Papillomavirus, là virus gây bệnh u nhú ở người, thường lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và miệng, thậm chí là tiếp xúc qua da. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV (>90%) sẽ tự khỏi trong vòng 2 năm. Nhưng đôi khi, nhiễm HPV sẽ kéo dài hơn và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà và một số loại ung thư đường sinh dục như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư âm hộ,... Một người bị nhiễm HPV có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều năm. Do đó rất khó để xác định thời điểm người đó bị nhiễm HPV
Sùi mào gà có khả năng xuất hiện và tái phát nhiều hơn ở những người nhiễm HPV có hút thuốc lá, uống rượu bia, người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là những người bị suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm HIV, người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, người đang uống các loại thuốc ức chế miễn dịch thuộc (người được ghép tạng, người mắc các bệnh tự miễn, ung thư, thiểu sản tủy xương,…). Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh do HPV mà thường chỉ điều trị triệu chứng. Mụn cóc, mụn sinh dục, sùi mào gà có thể được loại bỏ bằng nhiều cách, bao gồm bôi thuốc, đốt laser và liệu pháp đông lạnh bằng Nitơ lỏng
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ có vai trò quan trọng và hiệu quả để phát hiện sớm, ngăn ngừa và điều trị các biến chứng do HPV gây ra. Phụ nữ sống chung với HIV có nguy cơ cao đồng nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung. Do đó phụ nữ nhiễm HIV cần được xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kì 3-5 năm/lần.
Nhiễm một hoặc nhiều type virus HPV nguy cơ cao là nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung. Cho đến nay đã phát hiện được khoảng 200 type HPV, trong đó có hơn 30 type thường lây lan qua quan hệ tình dục.
Người ta chia HPV sinh dục thành hai nhóm: nhóm nguy cơ thấp (thường gặp nhất là các type 6 và 11) gây ra sùi mào gà sinh dục và nhóm nguy cơ cao (khoảng 16 type), gây ra các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản…
Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời ở phụ nữ là khoảng 85%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30; trong khi nguy cơ nhiễm ít nhất 1 lần trong đời của nam giới là 91%. Tỷ lệ mắc bệnh UTCTC trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện nhiễm HPV, tỷ lệ này cao hơn ở khu vực miền Nam so với miền Bắc và miền Trung.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm HPV
Các triệu chứng nhiễm HPV:
Ở phụ nữ: Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng nhiễm HPV ở phụ nữ có thể bao gồm:
Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HPV:
Phụ nữ có thai bị nhiễm HPV có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc loạn sản tế bào cổ tử cung. Tầm soát ung thư cổ tử cung thường quy có thể giúp tìm ra các thay đổi tế bào bất thường. Bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung thường quy ngay cả khi đang mang thai.
HÃY ĐẾN CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGAY HÔM NAYĐể chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy đến các phòng khám Wellness Center của AHF để được xét nghiệm và điều trị HIV/STI miễn phí.
HÃY XÉT NGHIỆM NGAY HÔM NAY!