Điều cần biết về HIV – Thông tin cơ bản về Triệu chứng, Đường lây và dự phòng lây nhiễm HIV

Thông tin chung về HIV

E ngại khi tìm kiếm tư vấn y tế là tâm tư rất phổ biến. Hãy tự trang bị bằng cách đọc về xét nghiệm HIV khi nhấn vào nút về mỗi chủ đề khác nhau bên dưới và tìm hiểu về HIV.

HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus (Virus làm suy giảm miễn dịch ở người). Virus này tấn công vào khả năng xử lý bệnh của cơ thể và gây bệnh AIDS. Đây là quá trình diễn tiến chậm và những người nhiễm HIV có thể không thể hiện triệu chứng trong hơn một thập kỷ.
AIDS là viết tắt của Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Con người chỉ bị AIDS khi ở giai đoạn cuối của HIV sau khi hệ thống miễn dịch không thể tự vệ trước những yếu tố xâm nhập lạ như vi khuẩn và virus. AIDS có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

HIV lây truyền qua các chất dịch của cơ thể sau đây:

  • Máu
  • Dịch trước xuất tinh
  • Tinh dịch
  • Sữa mẹ
  • Dịch âm đạo
  • Niêm mạc hậu môn

 

 

Nếu bạn sử dụng ma túy qua đường tiêm chích, HIV có thể lây truyền khi máu của bạn tiếp xúc với máu của người khác thông qua việc dùng chung kim tiêm. HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi người phụ nữ mang thai hoặc qua sữa mẹ. Trong một số ít trường hợp, nhân viên y tế tiếp xúc với chất dịch cơ thể và bị nhiễm bệnh. Sàng lọc hiệu quả đã giúp việc nhiễm HIV qua truyền máu hoặc hiến tạng là cực kỳ hiếm gặp

HIV KHÔNG lây truyền qua các đường sau đây:

  • Nước bọt
  • Dịch nôn
  • Phân
  • Dịch mũi
  • Nước mắt
  • Mồ hôi
  • Nước tiểu

 

Chưa có thuốc chữa hoặc vắc-xin cho HIV. Tuy nhiên, HIV có thể được điều trị và phòng ngừa.

Sau đây là cách bạn có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm:

Sử dụng bao cao su: Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục, hãy luôn sử dụng bao cao su khi giao hợp âm đạo và hậu môn. Bao cao su có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây truyền HIV.
Sử dụng kim tiêm sạch: Nếu bạn chích thuốc, hãy sử dụng kim tiêm mới, vô trùng.

Trò chuyện về lịch sử tình dục: Biết được tình trạng HIV của (các) bạn tình hoặc bạn đời sẽ cho phép bạn thực hiện các bước giúp ngăn ngừa lây truyền, như sử dụng bao cao su. Nhiều người bị nhiễm HIV nhưng không biết điều đó. Hãy xét nghiệm cùng nhau

Quan hệ tình dục khi tỉnh táo: Nếu vừa uống rượu bia hoặc dùng thuốc, nhiều khả năng bạn sẽ thực hành quan hệ tình dục thiếu an toàn và không sử dụng bao cao su. Nếu bạn cảm thấy mình đã dùng thuốc hoặc rượu bia, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Have sober sex: If you are drinking or taking drugs, you are less likely to practice safer sex and use condoms. If you feel like you may have a drug or alcohol, seek help.

Get tested for other STDs: Having a sexually-transmitted disease (STD)—such as Chlamydia, gonorrhea or syphilis—can increase your risk of getting infected with HIV. Many STDs do not have obvious symptoms. Get tested for free in your area.Kiêng hoặc giới hạn số lượng bạn tình: Có ít bạn tình hơn sẽ giảm nguy cơ mắc HIV hoặc các bện STD khác.

Abstain or have fewer partners: Having fewer sexual partners will decrease your risk for contracting HIV or other STDs.

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào giai đoạn nhiễm HIV. Nhiều người cho biết họ không cảm thấy bị bệnh.

Nhiề¬¬¬¬u người nhiễm HIV không trải qua bất kỳ giai đoạn phát bệnh nào cho đến giai đoạn cuối của bệnh. Trên thực tế, virus có thể sống trong cơ thể bạn tới 10 năm – h¬¬oặc hơn – mà không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt và hội chứng suy kiệt cực độ có thể là một số triệu chứng gặp phải ở giai đoạn muộn khi bệnh đã tiến triển thành AIDS. Những triệu chứng này thường được gây bởi các nhiễm trùng cơ hội mà hệ thống miễn dịch bị suy yếu không thể chống lại.

Trong 2 tuần đầu tiên cho đến 30 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, khi mức độ vi rút trong cơ thể người tăng cao hơn và người đó dễ bị lây nhiễm nhất (hoặc có thể truyền virus cho người khác), thì một số người có thể có các triệu chứng như bị cảm cúm nặng. Điều quan trọng cần nhớ là không phải ai bị nhiễm cũng đều gặp phải những triệu chứng này.

Mặc dù nhiễm HIV là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng điều quan trọng cần nhớ là nó có thể được điều trị một cách hiệu quả. Nhiều người nhiễm HIV và AIDS sống lâu, khỏe mạnh, sống có ích. HIV không còn là “án tử” nữa. Từ năm 1995, đã có những loại thuốc được biết đến là thuốc điều trị kháng retrovirus có khả năng chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả. Trên thực tế, việc điều trị hiệu quả đến mức ở một số người thường xuyên và liên tục dùng thuốc, các xét nghiệm không ghi nhận virus trong cơ thể họ. Nếu bạn dương tính với HIV, bạn vẫn còn hy vọng và có sự giúp đỡ.

HIV được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp các loại thuốc để chống nhiễm HIV. Đây được gọi là liệu pháp kháng retrovirus (ART). ART không phải cách chữa mà nó có thể kiểm soát virus để bạn có thể sống lâu, sống khỏe mạnh. ART gồm dùng kết hợp các loại thuốc điều trị HIV (được gọi là chế độ điều trị HIV) mỗi ngày, chính xác theo đơn thuốc. Những loại thuốc điều trị HIV này ngăn ngừa HIV nhân lên (tạo ra bản sao của chính nó), giúp giảm lượng HIV trong cơ thể bạn. Việc đạt tới số lượng HIV gần như bằng không trong cơ thể sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn có cơ hội phục hồi và chống lại nhiễm trùng. Khi bạn đã đạt đến giai đoạn này, bạn có số lượng virus ở mức không thể phát hiện.
ART được khuyến nghị sử dụng cho tất cả những người nhiễm HIV, bất kể họ đã nhiễm virus bao lâu hay tình trạng sức khỏe của họ hiện như thế nào. Nếu không được điều trị, HIV sẽ tấn công hệ miễn dịch và cuối cùng tiến triển thành AIDS. Nếu được điều trị, HIV không còn là căn bệnh chết người nữa và mọi người có thể tận hưởng cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

Khi đang chung sống với HIV, bạn vẫn có thể sinh ra một em bé khỏe mạnh. Khi được chẩn đoán nhiễm virus HIV trong thời gian mang thai, bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Khi đã tham gia điều trị, bạn nên tiếp tục điều trị thường xuyên. Nhau thai bảo vệ thai nhi của bạn khỏi bị nhiễm HIV. Việc sinh con và cho con bú có khả năng gây truyền dọc (từ mẹ sang con). Tuy nhiên, nếu virus bị ức chế và ở số lượng không thể phát hiện, nguy cơ này sẽ giảm đi rất nhiều.
Nếu số lượng virus của bạn ở mức không thể phát hiện, bạn có thể sinh con qua đường âm đạo hay sinh tự nhiên. Nếu tại thời điểm thụ thai, số lượng virus của bạn ở mức không (chưa) thể phát hiện, bạn có thể sẽ được khuyên sinh mổ. Sau khi sinh, con bạn sẽ nhận được dịch vụ PEP (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm) trong 4 tuần để đảm bảo rằng HIV sẽ không lây truyền và bé sẽ được xét nghiệm HIV. Điều quan trọng là mỗi bước trong quy trình phải được trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ của bạn.